Các tài liệu liên quan tới mã số mã vạch tại Việt Nam và trên thế giới như sau:
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (TCVN)
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ (ISO)
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ MÃ SỐ MÃ VẠCH
Câu 1: Công ty con nhập sản phẩm từ nước ngoài về, đóng gói (lấy tên của công ty con) và phân phối tại thị trường Việt Nam, vậy mã vạch của những sản phẩm này có lấy trong quỹ số của công ty Mẹ hay không? Hay phải đăng ký mã số mã vạch khác?
Trả lời: Công ty con nhập sản phẩm từ nước ngoài về, đóng gói (lấy tên của công ty con) và phân phối tại thị trường VN, thì công ty con nên đăng ký một Mã doanh nghiệp riêng để cung cấp cho các nhãn hàng đó và các nhãn hàng khác tương tự sau này (nếu có).
Câu 2: Công ty tại Mỹ có nhãn hiệu riêng là A, yêu cầu công ty tại Việt Nam sản xuất, đóng gói và vận chuyển hàng qua bên đó, nghĩa là sản phẩm hoàn thành dưới nhãn hiệu A, sản xuất và đóng gói tại Việt Nam. Vậy trên bao bì sản phẩm A đó có gán được MSMV của công ty Việt Nam này không? Hay là công ty A đó phải đăng ký MSMV tại Mỹ, và phía công ty Việt Nam có được in MSMV của công ty A trên bao bì kg? có phải gửi công văn thông báo cho Tổng Cục không?
Trả lời: Công ty tại Việt Nam (gia công) sản xuất đóng gói và hoàn thành sản phẩm cho công ty A và hàng xuất trở lại cho bên công ty A:
– trong trường hợp nếu công ty A có MSMV và yêu cầu công ty Việt Nam in MSMV này trên sản phẩm mà công ty Việt Nam gia công đó thì công ty Việt Nam phải làm thủ tục thông báo cho Tổng cục việc sử dụng mã nước ngoài trên sản phẩm.
– Nếu công ty A chưa đăng ký MSMV thỉ nên hỏi thủ tục hải quan (xem có yêu cầu phải có mã vạch trên hàng xuất sang nước của công ty A không) và hỏi công ty A xem nước họ có yêu cầu có mã vạch không, mã vạch về họ tự in hay họ ủy quyền cho mình in.
Câu 3: MSMV biểu hiện như thế nào trên bao nhiêu bao bì hàng hóa?
Trả lời: Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được.
Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.
MSMV được in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý như thương phẩm, vật phẩm, các thùng hàng để giao nhận/ vận chuyển.
Câu 4: Tại sao cần cả mã số và mã vạch? Không thể một trong hai, hoặc mã số hoặc mã vạch?
Trả lời: Để luận giải cho việc tại sao cần cả MS lẫn MV, chúng ta hãy hình dung công tác quản lý tại một siêu thị lớn kinh doanh một lúc hàng ngàn loại thương phẩm khác nhau. Mỗi loại thương phẩm có cùng đặc tính và giá tiền lại được nhập về từ hàng trăm nhà cung cấp khác nhau mà tốc độ tiêu thụ mỗi loại hàng cũng khác nhau tức nhu cầu quản lý để nhập tiếp mỗi loại hàng cũng khác nhau…
Như chúng ta biết, mã số là do con người ấn định để gán cho đối tượng cần quản lý. Nếu không dùng biện pháp mã hóa từng thương phẩm bằng mã số thì nhà quản lý sẽ mất nhiều công sức, thời gian cũng như giấy tờ để mô tả chúng bằng chữ viết. Khi không cần quét tự động người ta sẽ chỉ đặt mã số. Mã số ở đây chính là chìa khóa mở ra kho chứa toàn bộ dữ liệu liên quan đến thương phẩm, nhưng mã số có nhược điểm là máy móc chưa đọc được do vậy khi con người xử lý sẽ không thể tránh khỏi sai sót với tốc độ chậm.
Để giải quyết vấn đề này, mã số đã được mã hóa thành mã vạch (tức là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định) dưới dạng máy quét có thể đọc được. Kết quả là chúng ta thấy khi bán hàng trong siêu thị, nhân viên bán hàng chỉ việc dùng máy quét để quét mã vạch trên thương phẩm.
Nhờ ứng dùng phần mềm và công nghệ thông tin kết hợp MSMV mà công tác quản lý cũng như kinh doanh đã trở nên nhanh chóng, chính xác, tự động…. đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.
Câu 5: Có bao nhiêu loại MSMV?
Trả lời:
5.1 Các loại mã số GS1 gồm:
– mã địa điểm toàn cầu GLN;
– mã thương phẩm toàn cầu GTIN;
– mã contenơ vận chuyển theo xêri SSCC;
– mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;
– mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;
– mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI và một số loại mã đặc thù khác;
5.2 Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1:
– mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14;
– mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128;
– ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR…
5.3 Mỗi loại MSMV được thiết kế chỉ để ứng dụng cho một đối tượng đặc thù nên không thể thống nhất thành một được.
Câu 6: Cách đọc MSMV?
Trả lời:
6.1 Cách đọc mã số: Cấu trúc của mã số thương phẩm toàn cầu loại thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc từ trái sang phải theo thứ tự sau:
– Ba chữ số đầu tiên 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 quản trị và cấp cho Việt Nam;
– Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1;
– Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình;
– Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán xác định của GS1).
6.2 Cách đọc mã vạch: Dùng máy quét mã vạch
Câu 7: Yêu cầu buộc phải có MSMV trên hàng hóa?
Trả lời: Tại Việt Nam, hiện nay việc sử dụng MSMV là không bắt buộc mà tùy theo nhu cầu của người sử dụng khi thấy cần phải sử dụng MSMV để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kinh doanh của mình.
Câu 8: Công ty tôi là công ty A trước đây đã đăng ký Mã số mã vạch và đã được Tổng cục TCĐLCL cấp mã số doanh nghiệp. Hiện nay công ty tôi đang tiến hành thủ tục giải thể và có một Công ty B mua lại công ty của tôi và muốn sử dụng lại mã số mã vạch chúng tôi đã được Tổng cục cấp lên sản phẩm. Trong trường hợp này công ty tôi (công ty A) và Công ty B phải làm những thủ tục gì?
Trả lời: Vì Mã số doanh nghiệp đã được Tổng cục cấp cho công ty A là chỉ có công ty A mới được quyền sử dụng, không có quyền tự chuyển đổi nên trong trường hợp này các công ty phải tiến hành các thủ tục sau:
Công ty A: Làm thủ tục xin ngừng sử dụng mã số doanh nghiệp đã được cấp. Thủ tục gồm các giấy tờ sau: + Công văn xin ngừng sử dụng MSMV
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV đã được cấp (bản gốc)
+ Bằng chứng đã hoàn thành nghĩa vụ phí đến thời điểm xin ngừng
Công ty B: Xin đăng ký sử dụng Mã số doanh nghiệp mà công ty A đã sử dụng. Thủ tục gồm các giấy tờ sau:
+ Công văn xin sử dụng lại Mã số doanh nghiệp của công ty A
+ Hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV
+ 01 bản sao giấy phép kinh doanh.
+ Đóng phí đăng ký và duy trì năm đầu tiên như với 1 công ty đăng kí mới.
Câu 9: Doanh nghiệp tôi đã được cấp mã số doanh nghiệp. Hiện nay chúng tôi ra thêm sản phẩm thì chúng tôi có phải đăng kí mã số doanh nghiệp khác không?
Trả lời: Khi đã được cấp mã số doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể dùng mã số doanh nghiệp của mình phân bổ cho các sản phẩm của mình. Nếu doanh nghiệp đã được cấp mã doanh nghiệp 10 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 01 đến 99; Nếu doanh nghiệp đã được cấp mã doanh nghiệp 9 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 001 đến 999; Nếu DN đã được cấp mã doanh nghiệp 8 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 0001 đến 9999. Việc phân bổ mã số cho các sản phẩm của mình sẽ do DN tự phân bổ sao cho các sản phẩm không bị trùng lặp mã số. Tuy nhiên khi phân bổ mã số cho các sản phẩm, DN phải cập nhật bản danh mục sản phẩm đã gán mã số mới nhất cho Tổng cục. Khi nào sử dụng hết quỹ số đã được cấp, DN mới cần đăng kí mã số doanh nghiệp khác.
Câu 10: Mã đáp ứng nhanh QR (quick response) là gì ?
Trả lời: Mã vạch QR là một trong các loại mã vạch hai chiều, do một công ty của Nhật thiết kế chế tạo. Do có nhiều ưu việt nên mã vạch QR đã được tiêu chuẩn hóa thành tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC 18004) để áp dụng chung trên toàn thế giới. Việt Nam đã công nhận ISO/IEC 18004 thành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 7322) về loại mã này.
Các đặc tính ưu việt của mã vạch QR là:
Mã hóa được số lượng lớn thông tin và hình ảnh;
Tiết kiệm diện tích;
Mã hóa được tất cả các loại ký tự (tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật Bản …);
Chính xác và an toàn khi quét.
Hiện tại có một số cơ quan đang có nhu cầu sử dụng mã QR trong quản lý nhân sự (công chức, bệnh nhân …) và vật phẩm (phụ tùng, chi tiết lắp ráp…).
Câu 11: Các câu hỏi về xác định nguồn gốc
Tại sao hệ thống xác định nguồn gốc nội bộ của công ty là chưa đủ?
Hầu hết các công ty đều sở hữu độc quyền hệ thống xác định nguồn gốc nội bộ cho phép họ truy nguyên sản phẩm khi ở bên trong bốn bức tường của mình. Tuy nhiên, hầu hết các công ty không thu thập, lưu hồ sơ hay chia sẻ thông tin xác định nguồn gốc mà các đối tác thương mại yêu cầu và do đó, quá trình này bị phá vỡ khi ra khỏi bốn bức tường của họ. Một thực tế khác là không phải mọi công ty đều sử dụng cùng một hệ thống xác định nguồn gốc. Để các đối tác thương mại có thể truy nguyên sản phẩm trước và sau trong chuỗi cung ứng, các công ty cần tăng thêm (không thay thế) hệ thống xác định nguồn gốc nội bộ của mình bằng thông tin quan trọng chuẩn hóa phục vụ như liên kết giữa các hệ thống xác định nguồn gốc nội bộ của các đối tác thương mại. Ít nhất là thông tin về GTIN và số lô/đợt đóng vai trò như những phần dữ liệu quan trọng về từng thùng sản phẩm và cũng cần được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu của mỗi đối tác thương mại để việc theo dõi và truy nguyên diễn ra nhanh chóng.
Tại sao việc thể hiện GTIN và số lô/đợt trên từng thùng lại quan trọng?
GTIN và số lô/đợt kèm theo là những thông tin tối thiểu cần thiết cho nhà đóng gói, đóng gói lại hay người vận chuyển để truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Càng nhiều thông tin trên số lô/đợt thì càng có thể truy nguyên cụ thể và do đó giảm thiểu sự ảnh hưởng đến lượng sản phẩm liên quan. GTIN và số lô/đợt cần được đưa ra dưới dạng người đọc được và máy đọc được (mã vạch). Trong trường hợp có thu hồi, thông tin người đọc được sẽ cho phép con người có thể nhận biết thùng có liên quan và loại ra khỏi hoạt động của mình.
Tại sao việc có SSCC và số lô/đợt trên mỗi đơn vị hậu cần lại quan trọng?
Số SSCC và thông tin về lô/đợt kèm theo là cần thiết cho nhà đóng gói, đóng gói lại, người trồng trọt hay người vận chuyển để truy nguyên sản phẩm về nguồn gốc xuất xứ. Càng nhiều thông tin sản phẩm thể hiện thông qua số lô/đợt thì càng có thể truy nguyên cụ thể và do đó sẽ giảm thiểu sản phẩm liên quan.
Tại sao việc mã hóa GTIN và số lô đợt thành mã vạch GS1–128 lại quan trọng?
Việc này cho phép nắm bắt tự động thông tin này và loại trừ bỏ công đoạn nhập bằng tay các dữ liệu tiếp nhận/vận chuyển từng thùng cho các đối tác thương mại.
Mã vạch GS1-128 là mã vạch được thừa nhận rộng rãi nhất trong chuỗi cung ứng thực phẩm hiện nay, là loại mã mà hầu hết các nhà bán lẻ/tổ chức dịch vụ thực phẩm có khả năng đọc và là loại có dung lượng lưu trữ lớn đối với cả GTIN và số lô/đợt.
Tại sao điều quan trọng là ghi lại thông tin này?
Nếu việc thu hồi xảy ra đối với một GTIN cụ thể và số lô/đợt kèm theo, bây giờ bạn có thể sử dụng hai trường này để nhìn vào hệ thống xác định nguồn gốc nội bộ của mình và tìm ra ngày tháng mà tổ hợp GTIN cụ thể đó được đưa vào và đưa ra khỏi cơ sở của bạn. Khi đó bạn có thể điều tra thêm trong hệ thống xác định nguồn gốc nội bộ của mình để nghiên cứu xem những gì đã xảy ra trong khoảng thời gian đó.
Có được thông tin này trong cơ sở dữ liệu, không phải là bản giấy, cho phép bạn tách biệt sản phẩm quan tâm trong vòng vài phút. Điều này cho phép bạn nhanh chóng xác định từng người xử lý sản phẩm, khi sản phẩm đó thuộc phạm vi trách nhiệm của mỗi người xử lý và những gì xảy ra với sản phẩm đó.
Lợi ích của việc xác định nguồn gốc một bước trước và một bước sau là gì?
Điều quan trọng là mỗi công ty có thể truy nguyên xuất xứ sản phẩm được tiếp nhận và nơi nó được vận chuyển. Thực tiễn xác định nguồn gốc cơ bản đã được gắn kết trong quá trình kinh doanh chung như mua hàng, tiếp nhận, lưu kho, sản xuất và phân phối. Điều này làm cho mô hình một bước trước, một bước sau trở nên dễ dàng thực thi với nhà cung cấp cũng như các đối tác liên quan.
Lợi ích của việc sử dụng Thông báo điện tử về việc chuyển hàng đi là gì?
Khi công ty quét và ghi lại trong nội bộ thông tin về thùng hàng (ví dụ, GTIN và số lô/đợt) việc sử dụng Thông báo điện tử về việc chuyển hàng đi sẽ cung cấp một giải pháp để đẩy nhanh quá trình tiếp nhận. Quá trình vận chuyển/tiếp nhận được tăng cường thúc đẩy việc sử dụng Mã côngtenơ vận chuyển theo xêri GS1 (SSCC) để phân định đơn nhất từng pallet. Thông tin về pallet này bây giờ có thể được truyền đạt cả trên pallet (sử dụng mã vạch GS1-128) lẫn thông qua thông điệp điện tử (sử dụng EDI EANCOM®). Vì thông điệp điện tử có thể được trao đổi trước khi tiếp nhận hàng hóa thực nên người nhận có thể hiểu được sự kết hợp của mỗi thùng với một pallet cụ thể. Quá trình này được mô tả thêm như sau:
Bước 1:
- Ấn định số SSCC đơn nhất cho từng pallet
- Mã hóa số SSCC thành mã vạch GS1-128
- In mã vạch lên nhãn pallet
Bước 2:
- Quét GTIN từ từng thùng thuộc pallet đó và kết nối với số SSCC pallet
Bước 3:
- Sử dụng nhãn cho pallet
Bước 4:
- Gửi Thông báo điện tử về việc chuyển hàng đi đến đối tác thương mại bằng cách sử dụng thông điệp điện tử (EANCOM®)
- Truyền Thông báo điện tử về việc chuyển hàng đi đến người nhận ngay khi chuyến hàng đã được chuẩn bị sẵn sàng để chuyển đi
Bước 5:
- Người nhận tiếp nhận Thông báo điện tử về việc chuyển hàng đi và ghi lại số SSCC cũng như các thông tin tương ứng của nó
Bước 6:
- Người nhận dỡ lô hàng
- Người nhận quét số SSCC trên nhãn
- Người nhận tìm trên hệ thống hồ sơ nội bộ về số SSCC nội bộ
- Khi tìm được số SSCC, nội dung về pallet được kết nối tự động với chuyến hàng (GTIN, số lô/đợt, số lượng)
Câu 12: Các câu hỏi về dịch vụ thông tin mã điện tử cho sản phẩm của GS1 (GS1 Electronic Product Code Information Services – EPCIS) phiên bản 1.1 và Từ vựng về hoạt động kinh doanh chính (Core Business Vocabulary – CBV) phiên bản 1.1
Dịch vụ thông tin mã điện tử cho sản phẩm (Electronic Product Code Information Services – EPCIS) là gì?
EPCIS là một giao diện tiêu chuẩn để chia sẻ thông tin về sự vận động và tình trạng của hàng hóa trong thế giới vật chất. Nó tạo thuận lợi cho việc thu nhận dữ liệu về sự kiện liên quan đến vật chất trong chuỗi cung ứng và hỗ trợ chất vấn năng lực về các sự kiện liên quan đến vật chất này theo một định dạng chuẩn. EPCIS tạo ra tính minh bạch cho chuỗi cung ứng đầu cuối.
Tiêu chuẩn về EPCIS cung cấp quy định kĩ thuật về giao diện được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn được sử dụng rất rộng rãi về mạng và về hoạt động kinh doanh. EPCIS tạo thuận lợi cho việc thu nhận dữ liệu nội bộ cũng như đảm bảo việc chia sẻ thông tin ra bên ngoài về sự vận động và tình trạng của hàng hóa trong thế giới vật chất bằng việc quy định định dạng dữ liệu và định dạng truyền thông. Nó cung cấp những điều cần thiết để chia sẻ thông tin nhưng không cung cấp mức độ ứng dụng về mặt chức năng. Dữ liệu được xác định sẽ được thu nhận và sẽ trả lời cho các câu hỏi: cái gì, khi nào, ở đâu và tại sao về vòng đời của sản phẩm trong chuỗi cung ứng.
Từ vựng về hoạt động kinh doanh chính (Core Business Vocabulary – CBV) là gì?
CBV là tiêu chuẩn cùng bộ với EPCIS, xác định các yếu tố từ vựng để sử dụng với EPCIS và có thể được áp dụng cho một phạm vi rộng các giản đồ và sự kiện hoạt động kinh doanh
EPCIS và CBV liên quan với nhau thế nào?
CBV cung cấp định nghĩa về các giá trị dữ liệu có thể được sử dụng để phổ biến các cấu trúc dữ liệu đã được xác định trong tiêu chuẩn EPCIS. Việc sử dụng CBV là vấn đề then chốt đối với khả năng hòa hợp thực hiện EPCIS thông qua việc làm giảm các biến thể để thể thiện mục đích chung. EPCIS cùng CBV cho phép các bên kinh doanh chia sẻ thông tin hợp thời, rõ ràng về các sự kiện liên quan đến vật chất trong chuỗi cung ứng.
Tại sao EPCIS là quan trọng đối với ngành công nghiệp?
Các bên thương mại có thể tác dụng đòn bẩy thông tin về vị trí và lịch sử của các vật phẩm riêng khi chúng vận động dọc chuỗi cung ứng, qua đó gia tăng độ an toàn, bảo mật, chính xác, hiệu quả và tính minh bạch.
Có phải EPCIS chỉ áp dụng cho RFID?
Không, tiêu chuẩn EPCIS là về vật mang dữ liệu trung lập và áp dụng cho tất cả các tình huống trong đó dữ liệu minh bạch sẽ được thu nhận và chia sẻ. Sự thể hiện của “EPC” trong phạm vi tên gọi chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử
Sự khác nhau giữa EPCIS 1.1 và 1.0?
EPCIS 1.0 chủ yếu tập trung vào việc thu nhận và chia sẻ các sự kiện về thương phẩm đã được xê-ri hóa.
EPCIS 1.1 bao gồm khả năng chia sẻ:
Dữ liệu về sự kiện căn cứ vào số lô để tạo thuận lợi cho cả hai thuộc tính liên quan tài liệu và sản xuất (sản xuất lại) sản phẩm và tất cả các bên liên quan trong chuỗi chăm sóc (chain of custody – CoC) hay chuỗi quyền sở hữu (chain of ownership – CoO)
Dữ liệu chủ về số lô (Instance/Lot Master Data – ILMD), bao gồm các thuộc tính miêu tả các đối tượng đặc thù hay lô
Các số phân định nguồn/ điểm đến để cung cấp thông tin bổ sung liên quan đến việc chuyển giao chăm sóc/ quyền sở hữu
Các tọa độ vị trí địa lý cho địa điểm nơi mà GLN chưa thực hiện được (ví dụ: điểm chính xác trên biển – nơi đánh bắt cá)
Các sự kiện về sự biến đổi liên quan đến đầu vào bất biết của một hay nhiều đối tượng thành một hay nhiều đầu ra (ví dụ: thành phần của thực phẩm chế biến)
Nhu cầu hoạt động kinh doanh nào sẽ được gắn EPCIS 1.1?
EPCIS 1.1 được xây dựng để cho phép khả năng chia sẻ thông tin về việc biến đổi sản phẩm vượt quá phận sự của sản phẩm VÀ để tạo khả năng tham chiếu đến thông tin về số lô của sản phẩm hơn là một trường hợp riêng biệt của sản phẩm (thường được xem là dữ liệu sản phẩm xê-ri hóa)
Những lĩnh vực nào được kì vọng hưởng lợi từ EPCIS và CBV 1.1?
Việc thực hiện được kì vòng trong lĩnh vực phân phối và sản xuất đóng gói thực phẩm/ đồi tươi sống, đóng gói và phân phối cá tươi, lưu kho và đếm vòng đời quần áo, quản lý tài sản và MRO trong ngành đường sắt, quản lý phiếu số và dược phẩm.
EPCIS 1.1 và CBV 1.1 có tác động gì đến sự phù hợp với DQSA?
Vào tháng 11 năm 2013, tổng thống Barack Obama đã kí Đạo luật về an toàn và chất lượng dược phẩm (Drug Quality and Security Act – DQSA), trao quyền cho US Federal Drug Administration (FDA) xây dựng một hệ thống quốc gia về theo vết – và – xác định nguồn gốc để bảo đảm cho chuỗi cung ứng dược phẩm và tối thiểu hóa các cơ hội về nhiễm bệnh, làm giả, trệch hướng sản phẩm thuốc. EPCIS 1.1 và CBV 1.1 cung cấp một nền tảng vững chắc cho các tiêu chuẩn về khả năng xác định nguồn gốc trên cơ sở sự kiện (Event-Based Traceability -EBT) và các khuyến nghị địa phương – hiện đang trong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn của GS1 – để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng và người điều chỉnh CoC/ CoO trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và khu vực địa lý.
GS1 Mỹ còn đang làm việc với các công ty thành viên của mình để cập nhật hướng dẫn thực hiện của GS1 Mỹ: “Áp dụng tiêu chuẩn GS1 vào các quá trình kinh doanh của chuỗi cung ứng thuốc ở Mỹ để cấp dưỡng cho nòi giống, theo vết và xác định nguồn gốc”, đáp ứng yêu cầu về dữ liệu của DQSA.
Công việc đã được triển khai để định rõ các dịch vụ về kiểm tra đối với việc thu thập và phân tích tự động dữ liệu về các sự kiện đầu chuỗi, để kiểm tra chỗ hổng và chỗ chưa phù hợp, cũng như giản đồ về sự an toàn để tạo thuận lợi cho việc chia sẻ an toàn dữ liệu sự kiện EPCIS trên cơ sở “cần – để – biết”, tiêu biểu trong phạm vi đường lối của chuỗi cung ứng hay CoC của một mục tiêu nào đó.
Nhờ vào sự phê chuẩn và khả năng sẵn có của các giải pháp phù hợp với tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc trên cơ sở sự kiện, kì vọng EBT sẽ thay thế tiêu chuẩn trước đây của GS1 về dòng giõi (pedigree) (còn được biết đến như là Tiêu chuẩn về gói tin dòng giõi thuốc Drug Pedigree).
Câu 13: GEPIR là gì?
GEPIR (tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Global Electronic Party Information Registry) là một dịch vụ duy nhất, dựa trên internet cho phép truy cập các thông tin liên lạc cơ bản đối với các công ty là thành viên của GS1.
Những công ty thành viên này sử dụng hệ thống mã số thống nhất toàn cầu của GS1 để xác định các sản phẩm của họ, các địa điểm hoặc việc vận chuyển hàng hoá.
Chỉ cần đơn giản gõ mã số của sản phẩm lên mạng GEPIR, bất cứ ai cũng có thể tìm thấy chủ sở hữu các thông tin liên lạc của mã số mã vạch đó. Mã số toàn cầu phân định địa điểm GLN (Global Location Number) và Mã công-ten-nơ vận chuyển theo xê-ri SSCC (Serial Shipping Container Code) cũng có thể được sử dụng như những tiêu chí tìm kiếm.
Tham khảo trang web http:/gepir.gs1.org để biết chi tiết hơn.
Cơ chế làm việc của GEPIR?
GEPIR hỗ trợ nhiều hình thức sử dụng khác nhau. Ví dụ dưới đây sẽ giới thiệu các chức năng chính của GEPIR.
Tổng công ty Widgets gia nhập GS1 thông qua tổ chức thành viên của GS1 khu vực và được cấp một mã số gọi là Tiền tố Toàn cầu phân định Công ty (GCP – Global Company Prefix).
Tổ chức thành viên của GS1 khu vực lưu trữ các thông tin liên lạc cơ bản của Widgets và đưa các thông tin này trên mạng GEPIR.
Một cá nhân nào đó có một sản phẩm của Widgets và muốn biết các thông tin liên lạc cơ bản của Widgets. Cá nhân này đánh mã số của sản phẩm lên mạng GEPIR.
GEPIR sử dụng phần Mã số GCP như một tài liệu tham khảo để truy ngược lại tổ chức thành viên khu vực để lấy các thông tin liên lạc.
“Việc truy cập có thể thông qua máy tính hoặc điện thoại di động cũng như các hệ thống máy móc khác có thể kết nối mạng”.
Tổ chức thành viên khu vực đang lưu giữ các thông tin của công ty sẽ sử dụng mạng GEPIR để chuyển lại các thông tin liên lạc của Widget tới người sử dụng.
Bạn có biết: Khi một công ty gia nhập GS1, công ty sẽ được cấp một Mã số Tiền tố Toàn cầu phân định Công ty (GCP). GCP là một mã thống nhất có thể được sử dụng như một mã số cơ bản của công ty để xây dựng thành Mã số toàn cầu phân định thương phẩm (GTIN-Global Trade Item Nuber), Mã SSCC, Mã GLN và các mã số khác.
Câu 14: Ai sử dụng mạng GEPIR?
GEPIR hỗ trợ mạng lưới rộng rãi cho các hình thức sử dụng khác nhau.
Người tiêu dùng sử dụng GEPIR để tìm kiếm thêm thông tin liên lạc ngoài thông tin đã được in trên bao gói.
Người mua hàng trong siêu thị tìm kiếm thông tin liên lạc khi họ nhận thấy có các sản phẩm mới.
Các nhà cung cấp ứng dụng xác nhận ai là người sở hữu mã số mã vạch.
Bạn có biết?
GEPIR cho phép truy cập các chi tiết về thông tin liên lạc của hơn 1 triệu công ty trên 100 quốc gia.
GEPIR là một mạng lưới kết nối dữ liệu từ các tổ chức thành viên của GS1 -những tổ chức đại diện cho GS1 tại khu vực.
GEPIR chỉ cung cấp thông tin về các công ty hiện đang sở hữu mã số mã vạch và chi nhánh nơi bán sản phẩm. Công ty này có thể chế tạo các sản phẩm của họ bất cứ đâu trên thế giới.
Một số lượng lớn các tổ chức, bao gồm cả các tổ chức thành viên của GS1 đã và đang phát triển các ứng dụng di động trên các thiết bị công nghệ thông tin khác nhau mà có thể giao diện với mạng GEPIR.
Muốn biết thêm. Bạn có thể áp dụng thử một cách trực tiếp tại mạng http:/gepir.gs1.org.
Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ với văn phòng GS1 Việt Nam.
Câu 15: Mã số toàn cầu phân định địa điểm GLN là gì
15.1 Định nghĩa:
GLN là chìa khóa tham khảo cho các tệp tin (file) dữ liệu trong máy vi tính được dùng để hướng các thực thể (hàng hóa, giấy tờ trên cơ sở thông tin, thông tin điện tử …) đến các địa điểm (mang tính tự nhiên hay chức năng) hoặc đến các bên tham gia.
15.2 GLN phân định cái gì:
GLN có thể phân định bất kì một bên hay địa điểm nào có thể gán địa điểm như:
Các cơ quan hợp pháp: toàn bộ các công ty, nhà thầu phụ hay các bộ phận như nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, nhà vận chuyển…
Các vị trí địa lý: một phòng cụ thể trong một tòa nhà, một kho hàng hay cổng của một kho hàng, điểm giao vận, điểm chuyển vận…
Các vị trí mang tính chức năng: một phòng đặc thù với một chức năng hợp pháp (ví dụ: phòng kế toán), một hòm thư hoặc một tệp dữ liệu với một máy vi tính.
15.3 Thông tin gì đi kèm?
GLN là chìa khóa tham khảo để gọi thông tin ra từ cơ sở dữ liệu như:
Tên của bên tham gia;
Địa chỉ bưu điện;
Dạng vị trí (trung tâm sản xuất, nhà kho, nơi bán hàng, cơ quan đầu não);
Khu vực;
Số điện thoại, fax;
Người liên lạc;
Thông tin về tài khoản trong ngành hậu cần.
Ngoài ra, GLN còn có thể bao gồm cả:
Tiểu sử của công ty;
Số phòng;
Số vào;
Số lãi.
Câu 16: Nếu việc sử dụng mã số mã vạch để quản lý hàng hóa nội bộ thì có cần phải đăng ký hay không?
Trả lời: Nếu mã số chỉ sử dụng trong quản lý nội bộ lưu chuyển hàng hóa thì Doanh nghiệp không cần phải đăng ký. Lưu ý Doanh nghiệp nên sử dụng các dãy mã số vốn được khuyến cáo sử dụng trong quản lý nội bộ (ví dụ đối với mã EAN 13 có thể sử dụng các dãy số 020 – 029 hoặc 040-049 hoặc 200-299)
Câu 17: Thông tin giá sản phẩm trên các phần mềm mobile app có phải do GS1 Việt Nam cung cấp ?
Trả lời: Hiện tại trên thị trường ứng dụng di động có rất nhiều ứng dụng (mobile app) cho phép khách hàng sử dụng điện thoại thông minh để scan barcode và hiển thị thông tin chi tiết về sản phẩm bao gồm mã số, tên sản phẩm, tên công ty, địa chỉ công ty, và giá sản phẩm. Tất cả các thông tin hiển thị trên các phần mềm đó kể cả về giá sản phẩm là do các nhà phát triển ứng dụng di động tự thực hiện việc thu thập dữ liệu (ví dụ cách đơn giản nhất là thu thập thông tin sản phẩm từ các siêu thị sẽ đầy đủ tất cả các thông tin trên).
Còn dữ liệu mà quý Doanh nghiệp gửi đến GS1 Việt Nam để làm hồ sơ cấp mã số mã vạch thì được GS1 Việt Nam lưu trữ độc lập. Hiện tại GS1 Việt Nam chưa có chính sách chia sẻ hay công bố thông tin này với bất kỳ đối tác nào. Trong tương lai GS1 Việt Nam sẽ ứng dụng các công nghệ chuẩn từ GS1 toàn cầu để có thể thiết lập các kênh cập nhật thông tin về sản phẩm trực tiếp từ Doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ cho Người tiêu dùng có thể tiếp cận được các thông tin chính thống từ phía Doanh nghiệp, như vậy sẽ góp phần tạo hạ tầng thông tin cơ sở để giúp Doanh nghiệp phát triển các kênh tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng khi cần thiết.